Bosman là gì? Luật Bosman đã thay đổi nền bóng đá ra sao?

Trong bóng đá, quyền lợi của đội bóng và cầu thủ là hai thứ khó song hành cùng nhau. Và khi bóng đá càng phát triển sẽ có càng nhiều điều luật ra đời nhằm bảo vệ sự công bằng cho đội bên. Ví dụ như quyết định quan trọng của Bosman. Vậy Bosman là gì? Luật Bosman đã thay đổi nền bóng đá ra sao? Hãy cùng Xôi Lạc TV tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Bosman là gì?

bosman-la-gi
Bosman là gì?

Trong giới cầu thủ bóng đá từ lâu đã không còn xa lạ gì với cụm từ Bosman. Thế nhưng, không phải người hâm mộ nào cũng hiểu rõ ý nghĩa của Bosman là gì?

Luật Bosman trong thực tế chính là sự phán quyết Bosman hay điều luật Bosman. Bosman được hiểu đơn giản là quá trình chuyển nhượng cầu thủ bóng đá miễn phí. Theo điều luật Bosman, các cầu thủ sẽ được phép chuyển đến câu lạc bộ mới sau khi hợp đồng đã kết thúc và họ không cần phải bất cứ khoản phí chuyển nhượng nào đối với đội bóng cũ.

Điều luật Bosman được áp dụng khi bản hợp đồng giữa cầu thủ và đội bóng hiện tại chỉ còn từ 6 tháng hoặc ít hơn. Khi đó, cầu thủ có thể chấp thuận bản hợp đồng mới với một đội bóng khác được chuyển nhượng miễn phí hoàn toàn.

Nguồn gốc của sự ra đời luật Bosman là gì?

nguoc-goc-cua-su-ra-doi-luat-bosman-la-gi
Nguồn gốc của sự ra đời luật Bosman là gì?

Có lẽ sẽ rất nhiều người thắc mắc tại sao điều luật này lại có tên là Bosman? Các thắc mắc này của bạn sẽ được Xoilac TV giải đáp ngay phần tiếp theo.

Vào tháng 6/1990, câu lạc bộ Liege ở Bỉ rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính. Để giải quyết tình trạng này, ban lãnh đạo đã đưa ra một bản hợp đồng mới với cầu thủ Jean – Marc Bosman. Trong bản hợp đồng có nêu rõ số tiền lương của cầu thủ Bosman sẽ bị giảm 75%.

Thế nhưng, cầu thủ Bosman đã thẳng thừng từ chối lời đề nghị đó và quyết định gia nhập một câu lạc bộ khác ở Pháp. Tuy nhiên, câu lạc bộ Liege lúc bấy giờ không đồng ý cho Bosman chuyển nhượng đến đội bóng đó.

Chính điều này, đã khiến cho cầu thủ Bosman gặp bất lợi rất nhiều. Ngay sau đó, vào tháng 8/1990, Jean- Marc Bosman đã chính thức đâm đơn kiện câu lạc bộ Liege.

Quá trình kiện tụng này kéo dài hơn 5 năm mãi cho tới tháng 12/1995 toà án tối cao Châu u đã đưa ra quyết định cuối cùng dựa trên Điều 39 trong bộ luật về quyền tự do thay đổi chỗ làm, nơi làm việc của người lao động. Tất nhiên, điều luật Bosman này vẫn nằm trong hiệp ước EC của tổ chức liên minh Châu u.

Sau một thời gian tranh đấu, cuối cùng Tòa án tối cao Châu u đã đưa ra phán quyết chính thức dành cho cầu thủ bóng đá Jean Marc Bosman được thắng kiện. Từ sự kiện lớn này ra đời điều luật Bosman.

Điều đáng chú ý nhất trong điều luật Bosman chính là cầu thủ sẽ tự do rời khỏi câu lạc bộ cũ sau thời hạn hợp đồng kết thúc. Hơn thế nữa, luật Bosman ra đời còn phá vỡ những quy định hạn chế trong việc số lượng cầu thủ ngoại quốc trong một trận đấu

Những ưu và nhược điểm khi luật Bosman áp dụng

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng khi điều luật Bosman xuất hiện đã có những biến đổi lớn như:

Khoảng cách giàu nghèo giữa các đội bóng ngày càng bị đẩy ra xa.

Việc đào tạo và huấn luyện cho lớp cầu thủ trẻ ngày một kém đi.

Đồng thời, điều luật Bosman còn khiến thị trường chuyển nhượng xuất hiện các bản hợp bất hợp pháp của các cầu thủ trẻ từ châu Phi và Châu Á càng tăng rõ rệt.

Thế nhưng, điều luật này ra đời nhằm đảm bảo quyền lợi cho các cầu thủ. Khi họ sẽ được toàn quyền rời khỏi đội bóng sau khi hợp đồng kết thúc. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho các đội bóng không nhận bất kỳ khoản tiền nào gọi là phí chuyển nhượng. Và đây cũng là lý do tại sao giá của các cầu thủ được đôn lên rất nhiều.

Luật Bosman đã thay đổi nền bóng đá ra sao?

bosman-da-thay-doi-nen-bong-da-ra-sao
Luật Bosman đã thay đổi nền bóng đá ra sao?

Kể từ khi phán quyết Bosman có hiệu lực nhiều người không ngờ rằng điều luật này đã tác động vào nền bóng đá thế giới mạnh mẽ đến như vậy. Khi các cầu thủ còn những tháng cuối cùng ở câu lạc bộ cũ. Họ hoàn toàn có quyền lựa chọn ra đi hoặc ở lại cống hiến. Và quyết định này không còn thuộc về phía đội bóng. Thay vào đó, cầu thủ chính là người quyết định số phận của họ.

Giờ đây, khi cầu thủ chuyển đi sau khi hết hạn hợp đồng thì phí chuyển nhượng sẽ bao gồm trong hợp đồng của các cầu thủ dưới dạng bản hợp đồng. Điều này, sẽ đồng nghĩa với việc câu lạc bộ mới phải chi một khoản tiền rất lớn để có được cầu thủ đó.

Tại thời điểm này, các đội bóng cũng biết rằng mình sẽ để mất một cầu thủ chẳng có vì lý do nào và từ đó họ sẽ cân nhắc đưa ra một mức lương cao hơn nhằm mục đích giữ chân cầu thủ.

Một tác động quan trọng khác nữa của điều luật Bosman chính là việc hạn chế đội hình thi đấu ở những giải đấu châu u. Trước sự cố Bosman, câu lạc bộ chỉ được phép sử dụng cầu thủ nước ngoài và thêm hai người khác nếu như trong đội bóng họ được thăng chức. Tuy nhiên, sau phán quyết Bosman số lượng cầu thủ châu u sẽ không còn giới hạn nữa. Có lẽ đến đây các bạn đã biết sự ảnh hưởng của điều luật Bosman là gì rồi nhỉ.

Có lẽ người hâm mộ vẫn chưa quên trước một năm khi điều luật Bosman được phán quyết, huấn luyện viên trưởng Sir Alex Ferguson phải vào sân bảo vệ Gary Walsh thay vì thủ môn Peter Schmeichel. Nguyên nhân là đã hết suất thi đấu dành cho cầu thủ nước ngoài. Vì vậy, kết thúc của trận đấu Quỷ Đỏ phải nhận trận thua trước Barcelona với tỉ số 0 – 4 tại UEFA Champions League.

Phải hơn 4 năm sau đó, Sir Alex mới có thể cùng những người học trò của mình lên ngôi vô địch ở giải đấu số 1 lục địa già UEFA Champions League với 5 cầu thủ nước ngoài.

Trong 2 thập kỷ trở lại đây, chỉ có hai lần trong trận chung kết Cúp C1 có sự góp mặt của một đội bóng không thuộc Italia, Đức, Tây Ban Nha và Anh. Mà đó là các câu lạc bộ như Monaco, Porto và Ajax.

Nếu như khoảng 10 năm trước đó thì người hâm mộ sẽ thấy đội bóng Steaua Bucharest, Ajax, Porto… dễ dàng xưng bá tại đấu trường Châu u thế nhưng giờ ngược lại. Bởi vì khi các câu lạc bộ đó vô địch UEFA Champions League được xem là điều bất thường.

Xuất phát từ lý do này chính là từ Bosman khi nhiều người cho rằng điều luật này đã tạo ra sự chênh lệch giữa những nền bóng đá trên thế giới là rất lớn. Các bạn có thể thấy điển hình là câu lạc bộ RFC Liege trước khi phát triển chẳng kém gì câu lạc bộ Chelsea. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì ngân sách tài chính của câu lạc bộ Anh này phải lớn hơn rất nhiều lần Liege.

Những bản hợp đồng thành công nhờ luật Bosman

Sau khi điều luật Bosman có hiệu lực, nhiều cầu thủ đã có bản hợp đồng thành công khi chuyển từ đội bóng cũ sang đầu quân cho câu lạc bộ cũ. Dưới đây là những bản hợp đồng thành công nhờ luật Bosman để các bạn hiểu rõ hơn điều Bosman là gì.

nhung-ban-hop-dong-thanh-cong-nho-luat-bosman
Những bản hợp đồng thành công nhờ luật Bosman

Robert Lewandowski từ Dortmund đến Bayern

Robert Lewandowski được đánh giá là cầu thủ thành công nhất với bản hợp đồng chuyển nhượng nhờ điều luật Bosman

Lewandowski rời câu lạc bộ Dortmund và sang đầu quân cho Bayern vào ngày 1/7/2014 với bản hợp đồng có thời hạn 5 năm. Có thể nói bản hợp đồng chuyển nhượng này nhờ luật Bosman được xem là thành công nhất trong lịch sử bóng đá thế giới.

Trong suốt 8 mùa giải cùng Hùm Xám chinh chiến anh đã ra sân hơn 375 lần và ghi được 244 bàn thắng cho đội nhà.

Sol Campbell từ Tottenham đến Arsenal

Sol Campbell đã bị fan hâm mộ chỉ trích rất nhiều khi rời Tottenham để đến với kỳ phùng địch thủ Arsenal. Thế nhưng, sau khi trở thành một phần của Arsenal anh đã cùng câu lạc bộ lên ngôi vô địch Ngoại Hạng Anh 2 lần, 3 cúp vô địch FA và chung kết UEFA Champions League. Đó là một bước ngoặt thành công rực rỡ cuộc đời anh.

Andrea Pirlo từ AC Milan đến Juventus

Khi cầu thủ tiền vệ này rời khỏi Milan, nhiều người hâm mộ đã cho rằng đỉnh cao sự nghiệp bóng đá của anh đã kết thúc. Bất ngờ hơn, khi anh đã cùng Juventus giành thêm 4 danh hiệu Scudetto và 3 cúp vô địch quốc gia Ý. Dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Squadra Azzurra bước vào trận chung kết EURO năm 2012 và ghi tên mình trong danh sách Quả bóng vàng năm 2013. Mùa trước, còn anh dẫn dắt Bà Đầm Già vào đến trận chung kết UEFA Champions League.

Michael Ballack từ Bayern Munich đến Chelsea

Tiền vệ người Đức đã giành chức vô địch Ngoại Hạng Anh, 3 danh hiệu FA Cup và 1 lần vô địch League Cup với đội bóng thành London. Chàng cầu thủ này còn giúp đội bóng lọt vào trận chung kết UEFA Champions League năm 2008, nhưng lại để thua Manchester United.

Như vậy, Xoilac TV đã cùng các bạn tìm hiểu Bosman là gì và luật Bosman đã thay đổi nền bóng đá ra sao? Luật Bosman ra đời đã giúp bóng đá thế giới bước sang một chương mới hoàn toàn. Điều luật này đã giúp cho các cầu thủ sau khi hết hạn hợp đồng tìm kiếm cho mình một đội bóng mới trở nên dễ dàng hơn.

Các bạn hãy nhớ thường xuyên truy cập Xôi Lạc Net để cập nhật các bản tin bóng đá mới nhất, lịch thi đấu bóng đá nhanh chóng cho mình nhé,…

Bình Luận

Chat
Top nhà cái
1
BH thể thao cược đầu hoàn 100%
X

8XBET

X

8XBET

8XBET